GIA HƯNG PHONG - Kiến tạo tổ ấm thịnh vượng cùng bạn!

Tin tức chung

NHỮNG BÀI HỌC QUÍ GIÁ KHI LÀM NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN MÀ TÔI ĐÚC KẾT ĐƯỢC

NHỮNG BÀI HỌC QUÍ GIÁ KHI LÀM NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN MÀ TÔI ĐÚC KẾT ĐƯỢC. 1. BIẾT MÌNH: Nếu ai, đã từng có những thời tuổi trẻ, trời không sợ, đất không sợ. Thích thể hiện và đua đòi, thì nên theo nghề môi giới bất động sản, khi đó bạn sẽ học được cách biết sợ, và biết mình là ai. Khách bạn đang làm việc là ai, và chủ nhà của bạn là ai? Lúc đó, cái bệnh thích thể hiện của bạn, sẽ sớm bị bạn từ bỏ thôi. Vì nếu bạn tiếp tục giữ, thì kết cục bạn nhận được rất bi thương. 2. BÀI HỌC: Mỗi một người bạn gặp, trong công việc hay trong cuộc đời, đều là Thầy của bạn. Quan trọng là, bạn có để tâm mà học hỏi và rút ra bài học cho mình hay không? Bạn gặp, thất bại trong lần đầu tiên, khi làm việc với người bán. Đó là một bài học, lần thứ 2, hay lần thứ n cũng vậy, đều là bài học ẩn chìm trong đó. Hoặc: Khi bạn, gặp thất bại trong khi làm việc với người mua, hay trong khi chốt sale. Lần thứ 1, lần thứ 2, hay lần thứ n cũng vậy. Đều là bài học, mà bạn phải tự rút ra làm kinh nghiệm xương máu của đời mình. Trên con đường hành nghề của bạn. Vậy công thức nào dẫn bạn đến thành công? Tại sao bạn bán được nhà đó, làm sao bạn chốt được deal đó, làm sao mà bạn thương lượng được hoa Hồng 1%, 2%, cả trăm triệu, cả tỷ... đều là những bài học quý giá nhất mà bạn phải tự đúc rút ra cho mình vậy. 3. KIÊN NHẪN: Bạn sẽ học được cách người giàu có, người thành công khi họ đứng trước một vấn đề. Trước khi họ ra 1 quyết định. Họ “không dục tốc bất đạt“ mà họ đều rất cẩn thận. Cân nhắc kỹ lưỡng, họ suy xét trước sau, tính toán đủ đường, bàn tới, bàn lui rồi họ mới ra quyết định. Vậy nên bạn làm việc với họ, bạn phải hết sức kiên nhẫn, nếu không bạn chỉ làm cho hư bột, hư đường mà thôi. 4. MỐI QUAN HỆ: Khi làm nghề môi giới, bạn sẽ gặp rất nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, mà không phải ngành nghề nào bạn cũng gặp được. Từ đó mối quan hệ của bạn cũng sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, chưa hẳn bạn đã có được thành công. Thứ mà bạn có đôi khi chỉ đơn thuần là có nhiều hơn một số mối quan hệ mà thôi. Còn việc bạn sử dụng mối quan hệ đó như thế nào, có hiệu quả hay không, thì còn tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng và cách thức xây dựng mối quan hệ của bạn với khách hàng như thế nào. Đừng khoe mẽ nó, vì biết đâu bạn chỉ ảo tưởng về mối quan hệ đó mà thôi. Chúc bạn sớm học được cách thiết lập, xây dựng cho mình một mối quan hệ hiệu quả và bền vững. 5. KHIÊM NHƯỜNG: Lúc trước bạn sao tôi không quan tâm, nhưng khi bạn vào nghề, bạn sẽ học được bài học đắt giá, nếu không biết khiêm nhường với khách, với chủ nhà, với đối tác và đồng nghiệp của bạn. Thì bạn sẽ nhận được kết cục thảm hại. Có câu nói “ tự mãn là tự giết mình”. Do vậy bạn càng khiêm nhường bao nhiêu, sự nghiệp bạn bền chắc và phát triển bấy nhiêu. 6. VƯỢT LÊN NGHỊCH CẢNH: Những cái nắng gắt, nóng hầm hập, mồ hôi nhễ nhãi, khói bụi... hay những cơn mưa bất chợt ướt nhũng, sẽ quật ngã những ai ko bền gan vững chí. Nhưng với những người có đam mê, kiên gan, vững dạ. Thì tất cả những điều đó lại trở thành động lực giúp họ vươn lên, vượt qua và tôi luyện họ thành những nhà môi giới kiệt xuất. Họ trở nên chững chạc hơn, trưởng thành hơn, biết khi nào nên nói, nói điều có giá trị và trọng lượng. Họ không khoe khoang nữa, họ biết nhiều hơn nhưng họ im lặng hơn, và chỉ hành động để mang lại giá trị. 7. TÀI CHÍNH ỔN ĐỊNH: Lẽ ra, tôi sẽ đưa chủ đề tài chính lên đầu tiên khi nói về nghề môi giới bất động sản. Nhưng tôi không muốn nói về nó trước. Vì khi bạn vô nghề, bài học đầu tiên bạn phải học là làm sao bạn đáng tiền trước đã, rồi bạn mới học cách kiếm tiền sau. Một khi bạn đã đáng giá rồi, thì bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền thôi. Nếu chỉ tới đây được gọi là thành công thì thành công của chúng ta quá tầm thường, và ai cũng có thể đạt được. Nhưng nấc thang cao nhất trong nghề môi giới này theo cá nhân tôi thì bạn cần thêm 1 yếu tố nữa đó là: 8. LÒNG BIẾT ƠN: Hãy biết ơn cha mẹ bạn, gia đình bạn, người thân của bạn... Hãy biết ơn người chỉ bạn biết đến nghề, giới thiệu bạn, tuyển dụng bạn, đồng nghiệp của bạn, người hướng dẫn bạn, đào tạo bạn. Khách hàng của bạn, chủ nhà của bạn...sếp của bạn và công ty bạn đang làm việc. Vì nhờ có họ mà bạn mới toả sáng. Hãy biết ơn tất cả mọi người đang âm thầm giúp đỡ bạn. Nếu bạn có lòng biết ơn thì sự nghiệp bạn sẽ phát triển bền vững. Chúc các bạn phát triển và thành công. P/s: Tôi đã chỉnh sửa lại bản gốc, vì bài viết này tôi đã viết cách đây vài năm trước. Một số câu từ chưa được phù hợp. Mong các bạn góp ý cho tôi để bài viết hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài. Ảnh: sưu tầm **************************** Bằng Trí Đạo Địa ốc Gia Hưng Phong

Xem thêm
Tin tức chung

5 MŨ CẦN CÓ CỦA MỘT NHÀ MÔI GIỚI CHUYÊN NGHIỆP

5 MŨ CẦN CÓ CỦA MỘT NHÀ MÔI GIỚI CHUYÊN NGHIỆP 1. MŨ CỦA MỘT NHÀ THỢ SĂN GIỎI: Chỉ những nhà thợ săn giỏi họ mới phân tích, đánh giá được con mồi mà họ muốn có được sẽ ở trong rừng nào, trên cây nào, làm hang ở chỗ nào… muốn có được con mồi đó thì cần chuẩn bị cung tên loại nào, đi săn vào giờ nào, mùa nào đúng không? Còn một người thợ săn bình thường thì khó có thể có được tố chất này. Đó cũng chính là sự khác nhau. Do đó tôi mượn hình ảnh của một Thợ săn giỏi, nhớ là phải giỏi mới làm nên trò trống trong giai đoạn khó khăn hiện nay nhé . Chứ xìu xìu , ển ển thì khó có thể làm nên cơm cháo lắm nhé. Tôi dùng từ thợ săn giỏi để bạn dễ hình dung cho việc bạn phải có tố chất săn lùng giỏi thì bạn mới tìm ra những sản phẩm tốt nhất dành cho khách hàng của mình. Mũ đầu tiên, cũng là mũ quan trọng nhất của người hành nghề môi giới phân khúc nhà phố. Vì bạn phải có giá trị hơn bất kỳ một nhà môi giới nào trong địa bàn, khu vực, của bạn nắm. Bạn phải trở thành THỔ ĐỊA trong thị trường của bạn, thì khách hàng mới cần đến bạn. Còn bằng không thì bạn tự hiểu. Câu khẩu quyết nằm lòng dành cho bạn : “ Bạn phải có những sản phẩm mà đối thủ khác không có, khi đối thủ khác có rồi, sản phẩm của bạn phải tốt tốt hơn. Khi sản phẩm của đối thủ khác tốt hơn, sản phẩm của bạn phải rẻ hơn”.Đây là tiêu chí cạnh tranh sống còn của một nhà môi giới. Sản phẩm chính là linh hồn của một nhà môi giới. Chính vì thế hãy xây dựng cho mình một ngân hàng sản phẩm, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu khó chịu nhất của khách hàng bạn. Hãy biến mình thành những nhà thợ săn giỏi. Không có sản phẩm = không có giao dịch => thất bại.( Trích trong cuốn sách Bậc Thầy Môi Giới Địa Ốc) 2. MŨ CỦA MỘT NHÀ BIÊN KỊCH GIỎI Có lẽ chúng ta sẽ phải trầm trồ, và thán phục về trí tuệ cổ nhân của cha ông ta. Thông qua những tác phẩm điện ảnh mà đã được viết ra và dựng thành phim cách đây hàng 100 năm, từ khi mình chưa sinh ra. Những kịch bản rất siêu trí tuệ, rất logic, rất giá trị cho đến tận ngày nay. Ví dụ phim: Tây Du Ký, Tam Quốc, Thuỷ Hử… Vậy những áng văn chương ấy, những kịch bản ấy có liên quan gì đến nghề nghiệp của chúng ta.Vâng xin thưa là rất liên quan, bởi nghề của chúng ta là nghề nói. Nhớ là NÓI RA TIỀN nha Cả nhà. Do vậy để lời nói của bạn hay, có giá trị. Bạn cần chuẩn bị cho mình một tố chất của một nhà biên kịch giỏi. Bằng cách Bạn phải viết ra thật nhiều các kịch bản sau: - Kịch Bản làm việc với người bán - Kịch bản làm việc với người mua. - Kịch bản để chốt sale… Với mỗi đối tượng bạn đều phải lên 3-5 kịch bản. Sau đó là luyện nói có đầu có đuôi, có trước có sau, có trên có dưới. Theo đúng kịch bản bạn viết ra. Những nhà môi giới xuất sắc họ đều có kịch bản làm việc một cách bài bản. Bạn không thể làm việc cảm tính mà đòi có kết quả như dự tính được. Không chuẩn bị cho thành công, thì bạn đã chuẩn bị cho thất bại. Hãy tập viết kịch bản thành công cho chính mình nhé. 3. MŨ CỦA MỘT NHÀ ĐẠO DIỄN GIỎI: Sở hữu một kịch bản hay, giá trị chỉ mới là điều kiện cần cho một tác phẩm điện ảnh. Và nó vẫn nằm trên giấy, trên khối óc tưởng tượng. Điều kiện cần tiếp theo đó là phải qua bàn tay khối óc của một nhà đạo diễn giỏi, họ biết những yếu tố nào, nhân vật nào, bối cảnh nào, không gian và thời gian nào cho kịch bản ấy được phát huy tác dụng. Cũng như vậy, Tố chất này sẽ giúp bạn biết mình cần chuẩn bị gì cho hành trình sự nghiệp của mình. Bạn cần phải suy đoán trước những tình huống có thể sẽ xảy ra xuyên suốt quá trình đi đến thành công. Bạn cần hình dung ra cách bạn sẽ xử lý tất cả những tình huống đó như thế nào, để mang lại sự hài hoà về lợi ích cho chủ nhà, khách hàng và cho cả chính bạn. Bạn cần biết dàn xếp những mâu thuẫn giữa bên bán và bên mua. Khi căng thì phải cho chùng, khi bất đồng quan điểm, phải tìm ra điểm tương quan, khi xa thì kéo gần. Khi giận phải cho thương… Nhằm mang lại 1 thương vụ thành công, tố chất này rất cần có và cần bạn phát huy. Để khi nào nói, nói như thế nào. Khi nào thì nên cho bên bán gặp bên mua, trong quá trình gặp có bao nhiêu tình huống xảy ra. Và có bao nhiêu phương án xử lý cho tình huống đó… Tất cả nằm trong dự liệu mà mình đã chuẩn bị, thì thành công của bạn đã đến rất gần rồi. 4. MŨ CỦA MỘT DIỄN VIÊN GIỎI: Kịch bản hay, giá trị. Qua sự nhào nặn của đạo diễn giỏi mà thiếu đi sự diễn xuất thì tác phẩm điện ảnh ấy sẽ không thành công. Diễn xuất cứ tưởng rằng chỉ có trong lĩnh vực điện ảnh. Nhưng trong lĩnh vực môi giới bất động sản nhà phố thì sự diễn xuất ấy lại càng tô điểm cho thành công của bạn. Bạn là cầu nối giữa bên bán và bên mua, nhưng nếu bạn chỉ cần lơ là hay sơ ý bạn đứng về bên bán mà quên mất bên mua là bạn cũng đã phải gặp họa. Hoặc ngược lại. Việc của bạn là phải diễn tròn vai của một nhà môi giới, người kết nối. Bạn như cái cán cân công lý, không bênh, không bỏ bên nào. Vì hai bên đều cần bạn. Diễn tròn vai là một năng lực thành công. 5. MŨ CỦA MỘT NHÀ HOẠ SỸ GIỎI: Một tác phẩm nghệ thuật có trở thành kiệt tác hay không, nó không phải chỉ qua những chất liệu quý là tạo nên. Mà phải qua những khối óc thiên bẩm, tưởng tượng làm nên. Tại sao lại cần có cái mũ của một họa sỹ trong Khi bạn chỉ là một nhà môi giới? Nó có liên quan gì nhau, tôi biết rất nhiều bạn sẽ thắc mắc và chất vấn điều này. Những hãy khoan căng thẳng khi nghe tôi nói hết: Trong một sản phẩm bất động sản cũng vậy nó có hai phần tối quan trọng đó là: Phần xác & Phần hồn của sản phẩm. Phần xác của sản phẩm là: diện tích, là số lầu, là số m2 là số năm xây dựng, là bao nhiêu phòng, là bao nhiêu wc, là bê tông cốt thép… là bất biến. Ai cũng đều dễ dàng nhìn ra và tư vấn. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì vai trò của một nhà môi giới có phải quá dễ làm, quá dễ thành công rồi đúng không? Bên cạnh sự dễ dàng thành công như thế, thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nghề nghiệp của bạn. Vì nếu dễ dàng quá thì chủ nhà bán & khách hàng mua lại chẳng cần đến bạn. Phần xác của sản phẩm là: diện tích, là số lầu, là số m2 là số năm xây dựng, là bao nhiêu phòng, là bao nhiêu wc, là bê tông cốt thép… là bất biến. Ai cũng đều dễ dàng nhìn ra và tư vấn. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì vai trò của một nhà môi giới có phải quá dễ làm, quá dễ thành công rồi đúng không? Bên cạnh sự dễ dàng thành công như thế, thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nghề nghiệp của bạn. Vì nếu dễ dàng quá thì chủ nhà bán & khách hàng mua lại chẳng cần đến bạn. Hoặc có cần đến bạn thì vai trò của bạn đối với họ cũng rất mờ nhạt. Còn một điều nữa đó là sự nghiệp của bạn khó có thể phát triền lên tầng cao hơn nếu không muốn nói là dậm chân tại chỗ, hay suy thoái. Mấu chốt thành công, khác biệt, đặc biệt và duy nhất của một nhà môi giới chuyên nghiệp là nằm ở phần hồn của sản phẩm, phần mà không phải ai cũng dễ dàng nhìn ra, tô lên vẻ đẹp không ai nhìn ra ấy, chỉ khi qua tay bạn, qua những gì bạn trình bày thì cái tiềm ẩn ấy mới dần dần hiện lên. Nên rất cần sự tinh tế, thấu suốt của bạn, chỉ có những người có óc sáng tạo, tâm hồn bay bổng mới có thể hô biến từ một con vịt bầu thành cô thiên nga lộng lẫy kiêu sa mà thôi. Một sản phẩm có tiềm năng hay không, có sáng giá hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của một nhà họa sỹ sẽ vẽ lên một cách khéo léo và tinh tế. Khiến khách hàng khi nghe bạn thổi hồn vào nó là ra quyết định. Thì đó là phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực cần có trong bạn. Chúc các bạn sớm trang bị đủ 5 mũ cho mình khi hành nghề. Chúc các bạn thành công, hạnh phúc, thịnh vượng. P.s: Các bạn muốn đọc tiếp những bài viết kế tiếp, vui lòng góp ý thêm cho tác giả, nhằm giúp tác giả hoàn thiện bài viết để tác giả tự tin viết ở những bài sau. Trân trọng! ********* Bằng Trí Đạo Địa ốc Gia Hưng Phong.  

Xem thêm
Tin tức chung

QUY TẮC “KHÔNG” TRONG QUY TRÌNH LÀM VIỆC.

QUY TẮC “KHÔNG” TRONG QUY TRÌNH LÀM VIỆC. QUY TẮC ” KHÔNG” KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI BÁN - Không nắm chủ - không làm việc - Không nắm sản phẩm - không chào khách - Không đến xem nhà - không nói về sản phẩm. - Không nắm toàn bộ như trên - không đăng quảng cáo. - Chủ không tin mình - không làm việc - Chủ không hợp tác với mình - không làm việc. - Chủ không chịu trả phí hoa hồng - không làm việc. - Chủ không ký hợp đồng môi giới - Không dẫn khách. QUY TẮC “KHÔNG “ KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI MUA - Khách Không tiền - không giao dịch - Khách Không quyền - không làm việc - Khách Không gấp - không làm làm việc - Khách Không cần - không làm làm việc. - Khách không hợp tác với mình - không làm việc - Khách không tin tưởng mình - không làm việc. Đúc kết và sưu tầm.

Xem thêm